Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Đông Thanh  - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

Ý nghĩa và điều kiện bảo đảm thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước

Đăng lúc: 00:00:00 26/01/2024 (GMT+7)
100%
Print

Ý nghĩa của chuyển đổi và điều kiện bảo đảm thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước

 Ý nghĩa của chuyển đổi và điều kiện bảo đảm thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước

          1. Ý nghĩa của chuyển đổi số đối với hoạt động quản lý nhà nước ?

          Thứ nhất, tiết kiệm chi phí, thời gian.

          CĐS giúp cơ quan nhà nước giảm được chi phí vận hành, tiết kiệm thời gian đối với quy trình thực hiện các công việc thường xuyên. Khi các quy trình giải quyết công việc được vận hành ổn định trên môi trường công nghệ số, lãnh đạo có thể ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn, nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của công chức, làm tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao tính chuyên nghiệp của cơ quan, công chức.

          CĐS góp phần giảm bớt thời gian, chi phí cho người dân khi họ có nhu cầu thực hiện dịch vụ công, giúp cho hoạt động cung ứng dịch vụ của cơ quan nhà nước không chỉ đáp ứng kịp thời nhu cầu của Nhân dân, gia tăng trách nhiệm và hiệu suất làm việc của công chức, mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng. Đồng thời, thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ do nhà nước cung cấp; đổi mới quy trình nghiệp vụ, mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước. Điều đó cũng đòi hỏi sự thay đổi nhận thức, hành động của các nhà lãnh đạo để luôn có sự quyết định hướng đi đúng đắn và khả năng chuyển đổi thành công của bộ máy chính quyền nhà nước.

          Thứ hai, thúc đẩy phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

          Với việc số hóa dữ liệu và khai thác, sử dụng dữ liệu số hóa, CĐS tạo ra giá trị mới, đó có thể là quy trình mới, mô hình mới… trong hoạt động quản lý của nhà nước và của các tổ chức khác. Xã hội vận động không ngừng, cách mạng 4.0 đặt ra yêu cầu tích hợp công nghệ, khai thác dữ liệu lớn ở dạng số hóa để cơ quan chính quyền thực hiện nhiệm vụ quản trị, phát triển xã hội một cách tốt nhất. Do đó, CĐS là xu hướng khách quan và mỗi cơ quan nhà nước, mỗi tổ chức, người dân không thích nghi tất yếu sẽ bị tụt hậu, bị bỏ lại phía sau. Từ đó, CĐS quốc gia trở thành yêu cầu khách quan, được xác định gồm ba cấu phần chính, bao gồm: “chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm phát triển chính phủ số; CĐS trong hoạt động của DN nhằm phát triển kinh tế số; chuyển đổi số trong hoạt động của người dân nhằm phát triển xã hội số”.

          Khi chính phủ số, kinh tế số, xã hội số được hình thành và vận hành đồng bộ, việc quản trị và phát triển xã hội ở mỗi quốc gia sẽ thuận lợi, tiết kiệm nguồn lực mà vẫn bảo đảm hiệu lực. Sự tương tác giữa cơ quan nhà nước và người dân sẽ được thực hiện nhiều hơn, dễ dàng hơn thông qua hình thức trực tuyến. CĐS lúc đó khẳng được vai trò, có ý nghĩa thực sự to lớn và là xu hướng phát triển tất yếu.

2. Những điều kiện bảo đảm thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước?

          Một là, công nghệ số.

          Công nghệ số là bước phát triển tiếp theo của công nghệ thông tin, cho phép tính toán nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhiều hơn, truyền tải dung lượng lớn hơn, với chi phí rẻ hơn. Công nghệ số là một trong các nhóm công nghệ chính của cách mạng 4.0; bốn công nghệ số tiêu biểu thúc đẩy CĐS là: (1) Trí tuệ nhân tạo (AI); (2) Internet kết nối vạn vật (IoT); (3) Dữ liệu lớn (Big Data); (4) Điện toán đám mây (Cloud)8.

          Hai là, dữ liệu số.

          Dữ liệu số là dữ liệu được hình thành thông qua việc số hóa tài liệu bằng ứng dụng CNTT – quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số, như: chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên máy tính; ứng dụng CNTT để số hóa các tài liệu là văn bản chính sách, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn… đã ban hành và còn hiệu lực liên quan đến từng lĩnh vực quản lý, từ đó hình thành nên dữ liệu số của cơ quan.

          Khi CĐS, với việc sử dụng các dịch vụ trên nền tảng số, các cơ quan, tổ chức, công dân có thể khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung (miễn phí hoặc trả phí dịch vụ truy cập) để thực hiện các giao dịch, yêu cầu hợp pháp với cơ quan nhà nước.

          Ba là, công chức số.

          Công chức số là những chủ thể thực hiện CĐS trong cơ quan nhà nước nhằm phát triển chính phủ số. Để thực hiện nhiệm vụ này, họ phải được trang bị kiến thức, kỹ năng số cơ bản, cần thiết và chủ động, thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng này để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên môi trường số, như: tham mưu, tổ chức thực thi nhiệm vụ, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao trên môi trường số… Quá trình CĐS đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải xây dựng đội ngũ công chức số, thay đổi thói quen làm việc của công chức trong môi trường số.

          Bốn là, công dân số.

          Công dân số là những người có kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết để giao dịch trên môi trường số khi tham gia các hoạt động xã hội và tham gia vào quá trình chính sách của Nhà nước, như: hình thành thói quen về giao tiếp trên môi trường mạng, mua bán trực tuyến, học trực tuyến, khám bệnh trực tuyến…

          Chín yếu tố cấu thành công dân số gồm: (1) Khả năng truy cập các nguồn thông tin số; (2) Khả năng giao tiếp trong môi trường số; (3) Kỹ năng số cơ bản; (4) Mua bán hàng hóa trên mạng; (5) Chuẩn mực đạo đức trong môi trường số; (6) Bảo vệ thể chất và tâm lý trước các ảnh hưởng từ môi trường số; (7) Quyền và trách nhiệm trong môi trường số; (8) Định danh và xác thực dữ liệu cá nhân; (9) Quyền riêng tư trong môi trường số.

          Việc CĐS với ý nghĩa phát triển chính phủ số, xã hội số đã đặt ra yêu cầu đối với mỗi người dân phải tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng số cơ bản, cần thiết và không ngừng cập nhật, bổ sung để “không bị bỏ lại phía sau”. CĐS không phải là việc riêng của cơ quan nhà nước, mà còn là việc của mỗi người dân, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của toàn hệ thống xã hội. CĐS còn mang ý nghĩa của cuộc cách mạng toàn dân. Khi toàn dân cùng tham gia CĐS, họ sẽ trở thành nhân tố phát hiện ra công nghệ phù hợp, tìm ra hoặc cải tiến cách giải quyết phù hợp theo hướng tương tác tích cực giữa cơ quan nhà nước và người dân, sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của CĐS.

          Vậy thực hiện CĐS không chỉ đơn thuần là dùng máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin mà là thay đổi tư duy, phương pháp, quy trình, mô hình quản lý nhà nước, quản trị xã hội, doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức và từng người dân. CĐS là nhiệm vụ cần sự vào cuộc quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, triển khai xuyên suốt, đồng bộ từ trung ương đến địa phương. CĐS mang trong mình sứ mệnh lớn lao, đó là phổ cập và cá nhân hoá các dịch vụ thiết yếu, như: dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, bảo hiểm xã hội… tới từng người dân, nhằm phục vụ người dân tốt hơn. Đồng thời, tạo ra cơ hội cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tiếp cận dịch vụ trực tuyến một cách công bằng, bình đẳng và nhân văn rộng khắp, để “không ai bị bỏ lại phía sau”… 

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
293386

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289