Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Đông Thanh  - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Mùa năm 2023

Đăng lúc: 14:34:16 22/08/2023 (GMT+7)
100%
Print

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Mùa năm 2023

 Hiện nay, các trà lúa Mùa đang ở giai đoạn đòng-trỗ. Dự kiến thời gian trỗ tập trung từ 20-25/8/2023. Đây là thời điểm mẫn cảm của cây trồng cả về dinh dưỡng, nước tưới và sâu bệnh. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết diễn biến khá phức tạp, cuối tháng 7 có nắng mưa xen kẽ, đầu tháng 8 có mưa vừa đến mưa to, trùng với thời điểm phát sinh của nhiều đối tượng sâu, bệnh hại lúa. Bà con thường xuyên thăm đồng để phát hiện kịp thời cụ thể như sau:

- Sâu cuốn lá nhỏ lứa 6: chủ yếu ở pha trưởng thành và trứng, mật độ phổ biến 3-5 con/m2, 7-10con/m2, cục bộ có nơi cao: 20con/m2 , mật độ trứng 50-80 quả/m2, cao 120quả/m2.

-Sâu đục thân 2 chấm lứa 5 chủ yếu sâu non tuổi 2,3; tỉ lệ hại phổ biến 0,6-1%, cao 2-4% phân bố rãi rác trên trà lúa mùa sớm.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 5 chủ yếu tuổi 5, trưởng thành. Mật độ rầy phổ biến 25-50 con/m2, cao 100-150 con/m2, cục bộ 250 con/m2.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: xuất hiện sau các trận mưa rào tại một số ruộng bón phân không cân đối, thừa đạm, trên các giống nhiễm như BT7, BC15, TBR 225…

           * Các thuốc đặc trị:    

- Đối với sâu cuốn lá nhỏ lứa 6: cần chỉ đạo phun triệt để từ 08-15/8/2023 bằng các loại thuốc đặc hiệu (lưu dẫn, nội hấp) như Clever 150SC, Vitako 40WP, Patox 95SP, Prevathon 5SC...

- Đối với bệnh bạc lá lúa: cần phải phòng trừ sớm khi bệnh mới xuất hiện dùng một trong các loại thuốc đặc hiệu như: Staner 20WP, Xanthomix 20WP, Sansai 20WP, Physan 20SL,.. nếu bệnh nặng phải phun kép, sau 5-7 ngày phun lại lần 2.

- Đối với rầy nâu, rầy lây trắng: Với điều kiện thời tiết tiếp tục nắng mưa xen kẽ, mật độ rầy lứa 6 có nguy cơ gây hại nặng trên lúa giai đoạn trỗ - chín và gây cháy ổ cục bộ. Cần tăng cường điều tra phát hiện, khi mật độ rầy cao 750 con/m2 cần sử dụng 1 trong các loại thuốc sau:

+ Lúa đang giai đoạn trước trổ: sử dụng các loại thuốc hoá học có tính nội hấp, lưu dẫn như: Chesstar 50WG; Ramsing 700WP; Chatot 600WG…

+ Lúa giai đoạn sau trổ: sử dụng các loại thuốc tiếp xúc như LK – SETUP 75WP; SieuCheck 700WP; Ramsing 700WP.

Lưu ý: Khi phun thuốc rầy giai đoạn lúa sau trổ phải rẽ lúa thành từng băng rộng 0,5-0,6m, điều tiết nước hợp lý, phun đảm bảo cho thuốc tiếp xúc với rầy, sau khi phun thuốc 4-5 ngày kiểm tra lại nếu mật độ rầy trên đồng ruộng còn cao, tiến hành phun lại lần 2.

Ngoài ra còn một số đối tượng sâu bệnh hại phổ biến như: bệnh khô vằn, chuột…

         Trên đây là nội dung chỉ đạo sản xuất cần thiết, chúng ta cần tổ chức thực hiện ngay. Ban chỉ đạo sản xuất xã đề nghị HTX DV NN – các thôn cùng bà con nhân dân trong toàn xã thực hiện tốt nội dung thông báo này góp phần giành vụ Mùa năm 2023 thắng lợi./.

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
293386

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289